Đôi khi chúng ta thích bay nhảy xuyên Việt, có thể là đi du lịch, là du học, là hưởng tuần trăng mật hay gặp idol chẳng hạn thì visa, passport và hộ chiếu là những thứ vô cùng quan trọng để giúp ta thông hành một cách thuận tiện. Vậy bạn đã hiểu về chúng hay chưa? Hãy cùng khongsolac.com đi tìm định nghĩa về những tấm vé quyền lực trên nhé!
Visa là gì?
Visa (còn gọi là thị thực hay thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan xuất nhập cảnh của một quốc gia để xác minh và cấp phép cho một người nào đó được nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian được quy định tùy vào mục đích và loại visa được cấp.
Có những loại visa nào?
Bao gồm 2 loại visa:
o Visa di dân:
Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như cha mẹ, con cái, vợ chồng…Khi xét duyệt loại visa này sẽ tốn nhiều thời gian và người xin visa cũng cần có một trình độ nhất định.
o Visa không di dân:
Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian cho phép với các hoạt động như:
– Du lịch
– Công tác, làm việc.
– Kinh doanh.
– Điều trị, chữa bệnh.
– Lao động thời vụ.
– Học tập.
– Các chương trình trao đổi.
– Ngoại giao, chính trị.
Sau thời gian cấp phép trong visa, cần quay trở về nước sở tại hoặc gia hạn thêm visa.
Ai có thể cần visa?
– Hiện nay, các nước Đông Nam Á cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh mà không cần visa.
– Có một số quốc gia ngoài Đông Nam Á, công dân Việt Nam vẫn được miễn visa nhưng khá hạn chế và thời gian được phép lưu trú lại cũng không nhiều.
Passport là gì?
Passport (hộ chiếu- hiểu theo nghĩa Tiếng Việt) là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình. Có thể hiểu đơn giản là để nhận dạng thông tin của người sở hữu Passport. Nếu không có Passport thì bạn không thể xin cấp được visa.
Có những loại Passport nào?
Hiện tại ở Việt Nam có 3 loại passport thông dụng:
– Loại phổ thông (Popular Passport): Cấp cho công dân Việt Nam, có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.
– Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.- Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
Có những thông tin gì trên Passport?
Trên Passport chứa đựng những thông tin cơ bản về người làm Passport, bao gồm:
- Sổ hộ chiếu
- Ảnh
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính
- Số CMTND
- Nơi sinh
- Cơ quan cấp, nơi cấp
- Các nước có thể đi đến ( hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này)
- Vùng để xác nhận thị thực
- Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu
Ai có thể chưa được cấp Passport?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 ở dưới đây thì bạn sẽ chưa được cấp hộ chiếu:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Một ví dụ nhỏ để bạn dễ hiểu hơn:
Tớ muốn đến Nhật Bản để du lịch, thì cái đầu tiên tớ cần đó chính là Passport (hộ chiếu). Sau khi có hộ chiếu thì tớ mới có thể đủ hồ sơ để xin cấp visa. Lúc này visa của tớ thuộc loại visa không di dân.
Hi vọng với những thông tin trên bạn đã nắm rõ thế nào là Visa, Passport (hộ chiếu). Chúc các bạn có những chuyến đi xa ra khỏi “nhà: Tổ quốc” bình an và may mắn.
Discussion about this post